Bước 1: Chọn loại thép phù hợp với cấp bền yêu cầu của bulong.
Trước khi bắt đầu sản xuất thì việc đầu tiên là cần phải xác định rõ với khách hàng về các yếu tố kỹ thuật và quy cách của bu lông neo M16. Việc này nhằm đảm bảo đem lại sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Dựa trên yêu cầu về cấp bền của bu lông neo M16 sẽ chọn loại thép phù hợp nhất. Ở Việt Nam thì thường dùng các loại thép như: CT3, CT4, SS400, C45, C55, SUS 201, SUS 304. Mỗi loại thép sẽ sản xuất ra bu lông neo với cấp bền tương ứng.
Bước 2: Chặt thép
Sau khi lựa chọn được loại nguyên liệu phù hợp thì sẽ tiến hành cắt lấy mẫu để thí nghiệm các yếu tố kỹ thuật. Nếu thí nghiệm đạt sẽ đưa vào cắt và gia công sản xuất số lượng theo yêu cầu.
Bước 3: Làm nhỏ đường kính phần làm ren
Thép được đưa vào máy cắt theo tổng chiều dài bu lông thiết kế. Sau đó sẽ làm nhỏ đường kính đoạn làm ren của bu lông neo.
Bước 4: Tạo ren
Sau khi làm nhỏ đường kính đoạn gia công ren, thanh sắt sẽ được kẹp chặt và đưa vào máy tạo ren
Bước 5: Uốn tạo hình neo (J/L/U,..).
Sau khi đã gia công phần ren, thanh bulong thẳng sẽ được uốn tạo hình theo yêu cầu kỹ thuật.
Có thể uốn lạnh, hoặc nung nóng để tạo hình dễ dàng hơn.
Bước 6: Xử lý bề mặt.
Tùy vào yêu cầu của khách hàng thì bề mặt bu lông neo sẽ được để thô hoặc đưa qua quá trình xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt có thể dùng phương pháp xi mạ điện phân, hoặc mạ kẽm nhúng nóng. Thông thường thị biện pháp mạ kẽm nhúng nóng được lựa chọn và sử dụng nhiều hơn.
Bước 7: Đóng gói
Kiểm tra lại sản phẩm lần cuối nhằm đảm bảo sản phẩm bu lông neo được sản xuất ra đạt chất lượng và không bị lỗi. Sau đó sản phẩm sẽ được đưa đi đóng gói và tiến hành bàn giao cho khách hàng..
Các bước thi công lắp đặt bulong móng
Dưỡng bulong móng: Sau khi dưỡng bu lông. Bạn cố định bu lông móng ở cụm bằng các thép tròn như D8 hay D10. Cụm bu lông này với thép chủ ở bên trong dầm, cột trụ.
Xác định vị trí: Các vị trí của tim, cốt ở mỗi cụm cùng các bản vẽ thiết kế lắp dựng. Việc làm định vị này giúp bu lông được cố định hơn, và giữ nguyên vị trí khi quá trình đổ bê tông diễn ra. Sử dụng bản mã hay chấm hàn để xác định vị trí của tim hay cốt. Hay là sử những thiết bị đo được kiểm định như: máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử.
Kiểm tra đối chiếu bản vẽ: Bạn kiểm tra lại cùng bản vẽ thiết kế thi công. Về chiều nhổ của bu lông neo chân cột cột lên so với cốt +/-0.00m/ Thương hơn khoảng 100mm.
Đặt góc 90 độ: Góc 90 độ giữa bu lông với mặt phẳng chịu lực. Mặt phẳng này có thể là bê tông hay các mặt bản mã khác.
Cố định các cum: Sau khi chỉnh đúng các vị trí, bạn cố định thật chắc các cụm bu lông cùng thép chủ với mặt phẳng chịu lực. Đảm bảo rằng các bu lông neo móng không bị dịch chuyển trong cả quá trình đổ bê tông.
Bảo vệ bu lông móng cột bằng cách dùng ni lông để bảo vệ lớp ren của bu lông. Tránh trường hợp ren bị hỏng sẽ khó khăn rất nhiều trong quá trình thi công nhé. Bạn kiểm tra nghiệm thu các mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà cơ khí Quảng Ngãi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng các bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp cho công trình của mình.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NGÃI
- Trụ sở:174/11 Tế Hanh, phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi.
- Xưởng sản xuất và VPGD: Phía bắc cầu Trà Khúc 2, Quốc lộ 1A, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Hotline/ zalo: 0355 1234 68 – 091 337 0246
- Facebook: https://www.facebook.com/quameco
- Web: https://cokhiquangngai76.com/
- Email: quameco.qng@gmail.com
- MST:4300894669
Đạt Thượng